Lý giải sức hút của ngành Quản lý chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Quản lý chuỗi cung ứng là rất lớn. Vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành này là vô cùng rộng mở. Ngành Quản lý chuỗi cung ứng hiện đang là một trong những ngành học “hot” nhất trong những năm gần đây với điểm chuẩn đầu vào luôn nằm trong top cao khối ngành kinh tế. Năm 2020, điểm trúng tuyển ngành Quản lý chuỗi cung ứng của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cao đầu bảng với 28 điểm/30. Nắm bắt được nhu cầu học tập của các bạn học sinh, ngày 12/7/2021 Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã chính thức ký kết hợp tác với ĐH Waikato, New Zealand, tuyển sinh Khóa 1 chương trình đào tạo Cử nhân kinh doanh ngành Quản lý chuỗi cung ứng, mang đến nhiều cơ hội quý giá cho các bạn học sinh

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Ngành này được hình thành từ đâu?

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là một hoạt động chiến lược không thể tách rời của bất kỳ một loại hình doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực nào, giúp tạo ra và duy trì vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc quản lý chiến lược 3 luồng vận động chính trong mọi hoạt động kinh doanh: luồng tiền, luồng hàng và luồng thông tin. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh của chúng.

Cách đây chỉ 10 năm, cụm từ “chuỗi cung ứng” (Supply Chain) hay “quản lý chuỗi cung ứng” thực chất rất ít khi xuất hiện trong câu chuyện của các nhà quản trị. Họ chỉ mới sử dụng những cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy của hàng hóa. 

Sự xuất hiện của truyền thông xã hội và big data ngày nay đã phần nào cho thấy được những điểm chưa tối ưu trong các phân đoạn của chuỗi cung ứng. Điều quan trọng lúc này là phải giải quyết được thách thức trong việc tạo nên chuỗi cung ứng bền vững, đồng thời vẫn tiếp tục mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp. Vì thế, việc phân tích và quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 

Hoa Kỳ được xem là một trong những quốc gia đi đầu trong việc đào tạo ngành Quản lý chuỗi cung ứng. Được xem là quốc gia đầu tiên đưa môn Quản lý chuỗi cung ứng vào hệ thống đào tạo, Mỹ không chỉ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn có mạng lưới chuỗi cung ứng phủ sóng trên toàn thế giới. 

Bên cạnh Mỹ, một số quốc gia như: Anh Quốc, Hà Lan, Úc, New Zealand,… còn thu hút nhiều sinh viên theo học bởi chất lượng đào tạo tuyệt vời cũng như mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Nếu các bạn sinh viên đang có định hướng học tập và làm việc trong ngành Quản lý chuỗi cung ứng thì có thể điểm qua một số ngôi trường danh tiếng đào tạo ngành SCM tốt nhất trên toàn thế giới dưới đây:

  • Massachusetts Institute of Technology (Hoa Kỳ)

Là thành viên sáng lập của SCALE – liên minh quốc tế của các trung tâm nghiên cứu và giáo dục hàng đầu dành riêng cho việc phát triển và phổ biến các đổi mới toàn cầu trong logistics và chuỗi cung ứng. Chương trình cấp bằng quản lý chuỗi cung ứng của Massachusetts Institute of Technology – SCALE xếp hạng thứ nhất trên toàn thế giới theo Eduniversal. 

  • Erasmus University Rotterdam (Hà Lan)

Chương trình đào tạo Quản lý chuỗi cung ứng tại trường sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới nhất cũng như các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng. Các giảng viên tại trường luôn hỗ trợ sinh viên nhiệt tình cũng như truyền đạt các kinh nghiệm sử dụng kiến thức trên giảng đường vào thực tế để sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn về SCM.

  • University of Manchester (Anh Quốc)

Ngoài việc học được những kiến thức cũng như kỹ năng quan trọng ứng dụng vào công việc quản trị chuỗi cung ứng trong thực tế, sinh viên có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm trong ngành có thể đăng ký để trở thành thành viên chính thức của CIPS – tổ chức thương mại toàn cầu chuyên về cung ứng và thu mua hàng hóa có trụ sở tại Anh.

  • University of Waikato (New Zealand)

Đại học Waikato thuộc danh sách top 1% các trường tinh hoa về quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, trường nằm trong danh sách top 300 trường đại học hàng đầu thế giới về Business & Management Studies trong Bảng xếp hạng QS World University Subject Rankings 2021. Đặc biệt, ĐH Waikato là trường có ranking cao nhất trong tất cả các đối tác của trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Là sinh viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Waikato, New Zealand bạn có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng được học tại trường vào các tình huống thực tế. Chẳng hạn, sinh viên được dùng chương trình mô phỏng trên máy tính để điều phối dòng nguyên vật liệu trong suốt chuỗi cung ứng cũng như có thể dự đoán nhu cầu của khách hàng để đảm bảo có thể sản xuất số lượng sản phẩm phù hợp. 

Sinh viên còn có cơ hội được áp dụng các kiến thức vào nơi làm việc bởi khả năng sử dụng thành thạo Microsoft Project để thực hành chạy các dự án hoàn chỉnh và SAP – phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. 

Việt Nam hiện là quốc gia đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh đó cùng với cuộc cách mạng 4.0 thì việc quản lý chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa bên cạnh việc nâng cao chất lượng, dịch vụ của sản phẩm. Những năm gần đây ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn, các công ty bắt đầu chú ý và tuyển nhân sự được đào tạo bài bản, có chuyên môn cho bộ phận chuyên xử lý về mảng chuỗi cung ứng. Vì thế, nhiều trường Đại học cũng như các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã bắt đầu đưa ngành Quản lý chuỗi cung ứng vào chương trình đào tạo chính quy. 

Dưới đây là một số trường Đại học đào tạo chuyên sâu ngành Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) và điểm chuẩn năm 2020 mà bạn có thể tham khảo:

Tên trường Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 7510605 A00, A01, D01, D07 28
Đại Học Kinh Tế TPHCM 7510605 A00, A01, D01, D07, D07 27.6
Đại Học Thương Mại TM06 A00, A01, D01 26.5
Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM 7510605 Đánh giá năng lực 26.5
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM 7510605D A00, A01, D01, D90 26.3
Đại Học Bách Khoa Hà Nội

(CT tiên tiến)

EM-E14 A00, A01, D01 25.85
Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Bắc) 7510605 A00, A01, D01, D07, D07 25
Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam) 7510605 A00, A01, D01, C01, D01 24.4

Học Quản lý chuỗi cung ứng là học những gì?

Đối với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao về chuỗi cung ứng như Kinh doanh quốc tế (International Business), Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu (Global supply chains), Thiết kế chuỗi cung ứng (Supply chain design), Quản trị vận hành (Operation management), Nghiệp vụ giao nhận và  vận tải hàng hóa, Nghiệp vụ hải quan, Quản lý thu mua và nguồn cung ứng, Quản lý kho và kiểm soát hàng tồn kho, Hồ sơ và quy trình xuất nhập khẩu; các kiến thức bổ trợ về marketing quốc tế, tài chính – kế toán trong vận tải đa phương thức….

Theo học ngành Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên còn được cung cấp “hành trang” là các kỹ năng chuyên môn như kỹ năng chuyên môn quan trọng như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng xây dựng chiến lược,… cùng các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, được thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp.

Lý giải sức hút của ngành Quản lý chuỗi cung ứng?

Nổi lên như một nền kinh tế năng động, hội nhập tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam gây ấn tượng bởi các thành tựu đổi mới về kinh tế và xã hội. Với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt kỷ lục 7,08% trong năm 2018, Việt Nam đã và đang nắm bắt được các xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng cải thiện khả năng cạnh tranh của mình. Vì thế, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả được xem là mang lại nhiều tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Đây là giải pháp thiết yếu để đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. 

Là một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần đến Logistics cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Việt Nam hiện đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm về chuỗi cung ứng nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành tăng 20-25% mỗi năm. (Trích Thực trạng tại Việt Nam và các ngành công nghiệp đang khát nhân lực Quản trị chuỗi giá trị cung ứng)

Tuy nhiên, một số hạn chế của chương trình đào tạo tại các trường Đại học tại Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động vì định hướng chương trình mang tính phát triển lý thuyết & kiến thức nền tảng. 

Theo Viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ nhân sự Logistics hiện tại, vậy nên nếu bạn thực sự có trình độ cao, mức lương cũng sẽ tỷ lệ thuận. Được biết, vị trí Quản lý Logistics có thể được doanh nghiệp tuyển dụng với mức lương khoảng 15 – 23 triệu, nhưng cũng có những nơi chi trả cho vị trí này với mức lương 80 – 100 triệu/tháng.

Nếu làm được trong môi trường xuất nhập khẩu, bạn sẽ có cơ hội được làm việc với khách hàng trên toàn thế giới và có cơ hội đi công tác nước ngoài và sử dụng ngoại ngữ thường xuyên. Bên cạnh đó, vì ngành Logistics rất rộng, bạn có thể trải nghiệm nhiều mảng khác nhau và tích lũy thêm nhiều kiến thức mỗi ngày mà không lo bị nhàm chán.

Cơ hội việc làm khi theo học ngành Quản lý chuỗi cung ứng

Cơ hội nghề nghiệp của ngành này rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong công việc khác nhau bởi đây là một đặc thù của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Rất nhiều ngành nghề mà bạn có thể theo đuổi như:

  • Chuyên viên Logistics

Là người chuyên về hậu cần, họ có trách nhiệm thu thập và phân tích dữ liệu để điều phối hoạt động hậu cần của một công ty hoặc tổ chức, và thậm chí họ có thể chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

Nhân viên phụ trách dịch vụ vận tải, logistics có thể làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất trong nước hoặc nước ngoài, các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải,…

  • Chuyên viên phòng Mua hàng (Purchasing department)

Công việc của họ là quản lý và thực hiện các hoạt động mua nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi họ phải rất thành thạo trong việc phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp và cách đàm phán hợp đồng.

Chuyên viên thu mua có thể được tuyển dụng trong các công ty sản xuất và bán lẻ; các cơ quan nhà nước; các cơ sở chăm sóc sức khỏe, bệnh viện và các công ty cung cấp dược phẩm và y tế;…

  • Chuyên viên kho vận (Inventory and Warehousing)

Chuyên viên kho vận có nhiệm vụ kiểm kê chất lượng cũng như đảm bảo độ chính xác của hàng hóa, đồng thời giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các bên liên quan và sử dụng chiến lược phân phối hàng hóa sao cho tối ưu nhất dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối. 

Chuyên viên kho vận có thể được tuyển dụng trong các doanh nghiệp; các công ty vận tải;…

  • Quản lý chuỗi cung ứng

Thông thường, người quản lý chuỗi cung ứng thường làm các công việc như quản lý bộ phận thu mua, quản lý các hoạt động và dự án, khảo sát thị trường và lập kế hoạch. Ngoài ra, các nhà quản lý chuỗi cung ứng còn có nhiệm vụ phân tích các quy trình và dữ liệu để cải thiện chất lượng và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng — từ mua nguyên liệu thô đến vận chuyển thành phẩm.

Mức lương cho sinh viên mới tốt nghiệp dao động từ 8-10 triệu/tháng, sẽ dần tăng theo các năm cùng kinh nghiệm và phụ thuộc vào doanh nghiệp, tổ chức lớn hay nhỏ, trong nước hay nước ngoài.  Với các doanh nghiệp lớn, lương cho vị trí quản lý chuỗi cung ứng thường dao động khoảng 15-25 triệu/tháng, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này lên đến 80-100 triệu/tháng, đặc biệt là các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Để có thể làm việc trong môi trường năng động này, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình các kỹ năng cũng như nghiệp vụ cần thiết như sau:

  • Tính năng động, nhạy bén và khả năng tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc hợp lý, hiệu quả
  • Thành thạo Ngoại ngữ, Tin học
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc
  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục và trình bày vấn đề

Các trường đào tạo ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại TP Hà Nội

  ĐH Kinh tế Quốc Dân ĐH RMIT Chương trình liên kết quốc tế giữa ĐH Kinh tế quốc dân – Waikato ĐH Ngoại Thương ĐH Thương Mại
Thời lượng đào tạo 4 năm 3 năm 3.5 năm 4 năm 4 năm

 

Thời gian nhập học Tháng 10 Tháng 02

Tháng 06

Tháng 10

Kỳ mùa xuân (Tháng 3 đến tháng 7)

Kỳ mùa thu (Tháng 9 đến tháng 1)

 

Tháng 10 Tháng 10
Học phí 17 triệu đồng/năm 300.596.000 VND ~ 13.027 USD (tham khảo) NZ$ 6,600/năm, tương đương VND 110,000,000/năm 20 triệu đồng/sinh viên/năm 15.750.000 đồng/năm.
Ngôn ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Việt
Điểm đầu vào 28 (năm 2020) ĐTB lớp 12 từ 7.0 trở lên

IELTS 6.5+ (không kỹ năng nào dưới 6.0)

ĐTB lớp 12 từ 7.0 trở lên

IELTS 5.5+ (không kỹ năng nào dưới 5.0)

28 (năm 2020) 26.5 (năm 2020)
Các môn học trong chương trình Quản trị vận hành Logistics; Quản trị dự trữ; Quản trị vận tải đa phương thức; Kinh doanh dịch vụ quốc tế; Nghiệp vụ hải quan; Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế;… Thiết kế & phân tích chuỗi cung ứng; Chiến lược chuỗi cung ứng; Quản lý vận hành; Logistics trong giao thông & vận tải; Kho bãi và kênh phân phối; Quản lý thu mua & Tìm nguồn cung toàn cầu;… Global Supply Chains;

Creating Value with Social Media Analytics; The Techno-Savvy Business; Operations Management; Supply Chain Design; Ports and Shipping; Digital Business Enterprise Implementation;…

 

 

Kinh doanh quốc tế; Kinh tế kinh doanh; Giao dịch thương mại quốc tế; Quản lý marketing toàn cầu; Quản trị dự án đầu tư quốc tế; Bảo hiểm trong kinh doanh; Điều hành dịch vụ logistics; Quản lý sản xuất;…

 

Quản lý kho và trung tâm phân phối; Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế; Logistics trong thương mại điện tử; Quản trị logistics kinh doanh; Logistics quốc tế;…

 Với học phí phải chăng cùng với chất lượng đầu vào cao, Đại học Ngoại thương là ngôi trường thương hiệu về đào tạo nhóm ngành kinh doanh liên quốc gia tại miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trường chỉ đào tạo một số môn mà vẫn chưa có chuyên ngành đào tạo riêng. Vì thế vẫn còn nhiều hạn chế cho các bạn sinh viên mong muốn theo đuổi chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng. 

Với chương trình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giảng viên và môi trường học tập năng động, Đại học Thương Mại thu hút nhiều sinh viên đam mê với ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng theo học. Tuy nhiên, trường chỉ mới bắt đầu đào tạo chuyên ngành này từ năm 2019 nên vẫn chưa có sinh viên tốt nghiệp. Vì thế vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ về chất lượng đào tạo của trường cũng như chưa thống kê được tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành. 

Đại học Kinh tế Quốc dân có chương trình đào tạo tiên tiến và phù hợp với định hướng nghiên cứu, giúp sinh viên phát triển chiều sâu tư duy. Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao (thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư được đào tạo từ nước ngoài) và giàu kinh nghiệm, cùng môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất hiện đại mang phong cách châu Âu, ĐH KTQD được xem là môi trường tốt về mọi mặt: từ chất lượng đầu vào, chương trình giảng dạy, dịch vụ hỗ trợ, môi trường học tập… Qua đó, các bạn sinh viên có thể tự tin phát huy tối đa những lợi thế bản thân khi học tập tại đây.  

Sinh viên tốt nghiệp ĐH KTQD luôn được nhà tuyển dụng ưu ái vì các bạn không những có chuyên môn tốt, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng công việc mà còn giữ thái tích cực, ham học hỏi và nhiệt huyết.

Tuy nhiên, như các bạn cũng thấy, điểm đầu vào ngành Quản lý chuỗi cung ứng của trường ĐH KTQD là một trong những ngành luôn thuộc top cao nhất trường, vì vậy, cơ hội trúng tuyển vào ngành là bài toán mà nhiều học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Ngoài các chương trình chính quy tại NEU, FTU hay Thương Mại, sinh viên cũng có thể tham khảo chương trình quốc tế của Đại học Waikato, New Zealand đào tạo tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân hoặc RMIT. Với ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cùng đội ngũ giảng viên nước ngoài, chất lượng đào tạo quốc tế cùng tỉ lệ cạnh tranh thấp hơn các chương trình đào tạo chính quy tại Kinh tế quốc dân, Ngoại Thương, đây được xem là hướng đi phù hợp nhất dành cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và mong muốn thử thách bản thân trong môi trường quốc tế rộng mở.

Bên cạnh đó, những chương trình đào tạo quốc tế như của trường ĐH Waikato, New Zealand và RMIT có thời gian tối đa 3,5 năm, trong quá trình học, sinh viên còn được thực tập hưởng lương chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm được nhiều cơ hội quý giá.

Bài viết trên đã điểm qua đôi nét về ngành Quản lý chuỗi cung ứng cũng như các trường đào tạo chuyên ngành này tại Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo chính quy tại các trường Ngoại thương, Kinh tế quốc dân và Thương mại, các bạn còn có cơ hội apply vào chương trình quốc tế của ĐH Waikato, New Zealand với mức giá hấp dẫn cùng với nhiều cơ hội thực hành và nghề nghiệp cao trong tương lai. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chi phí chương trình cử nhân Kinh doanh ĐH Waikato tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân có hợp lý không?

Đây chắc hẳn là một thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh cũng như các bạn sinh viên khi tìm hiểu về chương trình...

Ngành Kinh doanh số (Digital Business) – Ngành học mở ra cơ hội để tạo nên đột phá mới

Với xu hướng mở rộng thị trường ra toàn thế giới cùng với mục tiêu tiến đến thị trường chung trên toàn cầu, nhu cầu...

Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng quốc tế”

Chiều ngày 06/10/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Chuyển đổi số trong...

TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN ĐẠI HỌC WAIKATO, NEW ZEALAND
TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN ĐẠI HỌC WAIKATO, NEW ZEALAND

Vào ngày 7/11/2022, Viện TM&KTQT đã hân hạnh đón tiếp đoàn giảng viên và học viên đến từ đại học Waikato, New Zealand. Tham dự...