Ngành Kinh tế Quốc tế

Ngành và chuyên ngành Kinh tế quốc tế trình độ đào tạo thạc sĩ tại Đại học Kinh tế quốc...

# Mã chương trình 8340120
Thời gian đào tạo 4 năm
Hạn đăng ký 20/3 - 30/04
Địa điểm P902-908 Tòa nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

Tổng quan

Ngành và chuyên ngành Kinh tế quốc tế trình độ đào tạo thạc sĩ tại Đại học Kinh tế quốc dân với hơn 20 năm kinh nghiệm và chương trình đào tạo.

Ngành và chuyên ngành Kinh tế quốc tế trình độ đào tạo thạc sĩ tại Đại học Kinh tế quốc dân với hơn 20 năm kinh nghiệm và chương trình đào tạo được tham khảo từ các trường đại học có uy tín tại Hoa Kỳ, Anh và Úc.

Cho đến nay, ngành Kinh tế quốc tế đã đào tạo được hơn 500 thạc sĩ, tiến sĩ cung cấp cho xã hội những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành và tư vấn về kinh tế quốc tế.

Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tình, chuyện nghiệp và trách nhiệm.

Các đối tác đào tạo:

- Các cơ quan trung ương gồm:

  • Bộ Công thương (Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi,Vụ chính sách Thương mại Đa biên, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, VIện nghiên cứu chiến lược. Chính sách Công thương...);
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cụ Đầu tư nước ngoài, VỤ Kinh tế đối ngoại, VỤ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Kinh tế dịch vụ...);
  • Bộ Ngoại giao (Vụ ASEAN, vụ Châu ÂU, vụ Đông Bắc Á, vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, vụ Chính sách đối ngoại, vụ các Tổ chức quốc tế...);
  • Bộ Tài chính (Vụ đầu tư, vụ Chính sách thuế, vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Viện chiến lược và chính sách tài chính,...).

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam gồm VIện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, VIện Nghiên cứu Đông Nam Á, VIện nghiên cứu ĐÔng Bắc Á, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á,... và các viện nghiên cứu khác về kinh tế quốc tế;

- Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có v\ốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh dịch vụ quốc tế.

Cấu trúc chương trình

Khối lượng kiến thức: 8 học phần

Học phần 1: Nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Học phần 2: Hội nhập linh tế quốc tế và toàn cầu hóa

Học phần 3: Chuyên đề cập nhật kiến thức và thực hành chuyên ngành

Học phần 4: Đàm phán trong kinh tế quốc tế

Học phần 5: Xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế

Học phần 6: Chính sách thương mại quốc tế của Liên minh châu Âu đối với các nước đang phát triển

Học phần 7: Quan hệ kinh tế quốc tế trong khối ASEAN

Học phần 8: Quản trị toàn cầu các yếu tố đầu vào

Chương trình đào tạo

- Nội dung cần đạt được của từng học phần, khối lượng kiến thức (Lý thuyết/Thực hành/Tự học) và cách đánh giá học phần được quy định trong Đề cương chi tiết mỗi học phần.

- Điều kiện tốt nghiệp: sinh viên cần tích lũy đủ khối lượng kiến thức của CTĐT và các quy định khác của trường.

- Có kiến thức, kỹ năng và tự chủ trách nhiệm. Đạt trình độ thạc sĩ và có thể tự tham gia vào các hoạt động liên quan đến ngành học.

Cơ hội việc làm

- Cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, đầu tư và các dịch vụ quốc tế

- Cán bộ trong các tổ chức quốc tế, cơ quan đối ngoại

- Chuyên gia trong các cơ quan nghiên cứu về kinh tế thế gới, kinh tế khu vực, thể chế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế

- Cán bộ điều hành trong các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh dịch vụ quốc tế

- Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế

Học phí

Theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Điều kiện dự tuyển

Theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Tư vấn tuyển sinh